Vậy là cũng có dịp đến với xứ cơ cầu:
Bạc Liêu
Ngày còn nhỏ đã nghe nhiều đồn thổi
về danh công tử Bạc Liêu: Trần Trinh Huy, vậy mà cho đến 33 tuổi đời mới đến
được nơi này.
Từ Rạch Giá có nhiều con đường để đến
với Bạc Liêu, bạn có thể đi từ Rạch Giá qua huyện Vĩnh Thuận, đến thành phố Cà
Mau sau đó rẽ trái tại ngã 5 để về Bạc Liêu, con đường tương đối dài (190km)
nhưng đường xá ngon lành, nếu bạn có thời gian rỗi rảnh đi theo cách này để du
lịch luôn Cà Mau.
Còn cách hai là từ Rạch Giá đi qua
huyện Gò Quao đến thẳng Bạc Liêu, cách này ngắn đường hơn nhưng phải qua phà,
xe 9 chỗ thì có thể qua được.
Cách còn lại là đi qua huyện Giồng
Riềng, đến Vị Thanh (Hậu Giang) sau đó qua Sóc Trăng, để về Bạc Liêu, cách này
cũng ngắn hơn cách một nhưng lòng vòng hỏi đường.
Đó là những gì tôi tìm hiểu trước
cuộc hành trình về xứ này nhân những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Bính Thân.
4h sáng ngày mùng 8, tôi thẳng tiến
về Vĩnh Thuận theo con đường nhựa để qua Cà Mau vào khoảng 9h sáng. Thành phố
Cà Mau là địa phương cuối cùng trên bản đồ đất nước, nên cũng gây cho những tay
thích phượt chuyên nghiệp khám phá một lần trong đời, nơi đây cũng khá nổi
tiếng về những năm tháng chiến tranh tại rừng quốc gia U Minh Hạ, một Bác Ba
Phi dóc tổ, và quê hương của nhiều nhà thơ, văn, nhạc sĩ cách mạng nổi tiếng
như Sơn Nam
Đến 12h trưa tôi cũng đến được Bạc
Liêu; Bạc Liêu có nhiều con đường đẹp vì là tỉnh mới, nên kết cấu hạ tầng giao thông
cũng được xây dựng theo chuẩn hiện đại. Sau khi hỏi thăm một chị lao công đang làm
việc bên lề đường, tôi cũng đã đến được ngôi nhà Công tử Bạc Liêu, những ấn tượng
đầu tiên về ngôi nhà trước khi đến cũng chỉ là những gì tìm hiểu qua báo chí, đài,
tivi thì giờ đây đang hiện ra trước mắt, tại đây khách du lịch có thể dùng cơm
trưa tại nhà hàng Công tử Bạc Liêu, nhà hàng này lớn, bán nhiều món miền Tây và
giá cả cũng bình dân vì nó thuộc quản lý của chính quyền địa phương.
Một ngôi nhà cổ, chính xác hơn là một
biệt thự được xây dựng theo kiểu Pháp, chu vi khuôn viên tầm 3 công đất, nằm uy
nghi bề thế giữa lòng thành phố Bạc Liêu. Những thông tin liên quan đến gia thế
công tử có lẽ sách báo đã đăng nhiều, điều này tôi không cần thiết tìm hiểu
lại, chỉ muốn lưu lại những cảm giác lần đầu đến đây, vì bản thân thích hoài
cổ, những gì xa xưa nên khi bắt gặp nhiều kỷ vật cổ trong ngôi nhà công tử, tôi
không khỏi xốn xang vì những thứ đắt tiền mà công tử có được, như chiếc xe thể
thao mà nghe nói cả Việt Nam thời đó chỉ có hai người có là Trần Trinh Huy và
vua Bảo Đại, đó là những cái giường ngủ được thiết kế từng loại gỗ khác nhau để
sử dụng cho từng mùa trong năm được gia đình điền chủ Trần Trạch (cha công tử Bạc
Liêu) sử dụng…tuy nhiên không phải vật cổ nào trong ngôi nhà này đều gắn liền
với gia thế dòng học Trần Trinh, mà nó chỉ cùng thời và người ta đem về để phục
vụ tham quan, còn những đồ vật trong gia đình Trần Trinh hiện đã mất đi rất
nhiều sau khi gia đình suy sụp.
Sau một giờ tham quan, tôi cũng đủ
thỏa mãn những gì tìm hiểu.
Tạm biệt Bạc Liêu, hẹn ngày gặp lại!