Tháng 8 năm 2012, trong chuyến công tác tại Sài Gòn, tôi có dịp cùng cô bạn thân đến Núi Dinh thuộc Bà Rịa Vũng Tàu, chuyến đi đầy thú vị khi lần đầu tiên xách chiếc xe 2 bánh chạy một đoạn đường dài từ quận 2 qua phà Cát lái đến vùng đất Đồng Nai, sau khoảng 70km chúng tôi cũng đặt chân đến khu Núi Dinh, đoạn đường đất đỏ trải dài trên từng thảm cao su bạt ngạt, thẳng tấp.
Sau mấy lần hỏi thăm đường, chúng tôi cũng đặt chân đến chân Núi Dinh, lòng vòng khúc khủy lên giữa lưng chừng núi bằng chiếc xe Honda, chúng tôi cũng đến được chùa Phật Quang.
Ngôi
chùa không lớn về mặt xây cất nhưng khá rộng, và đặc biệt chánh điện ngôi chùa
lại nằm lọt vào thung lũng núi, nhìn rất ấn tượng. Thượng tọa trụ trì là Thích
Chân Quang, một giảng sư xuất sắc của Việt Nam.
Đã
từ lâu tôi ngưỡng mộ những băng thuyết pháp của thầy, và chuyến đi này cũng
không nằm ngoài mục đích được diện kiến và đảnh lễ Thượng tọa.
9h
trưa chúng tôi đặt chân đến chùa, sân chùa được lát đá tảng, bắc ngang một con
suối là cái cầu, được quý sư cô niềm nở mời cơm, chúng tôi mỗi người được một
phần ăn để trong mâm nhỏ. Vừa ăn chúng tôi vừa quan sát khung cảnh xung quanh,
quả thật chùa rất thích hợp để có thể tu tập tốt.
11h
trưa, chúng tôi diện kiến thầy; một sư cô dẫn dắt chúng tôi lên gặp Thượng tọa
cho biết, không phải ai cũng có duyện đến đây là gặp Thượng tọa đâu, vì sư phụ
đi thuyết pháp suốt, nên hai cô chú rất là may mắn đó.
Quả
thật may mắn thật, vì khi lên cốc của sư phụ, chúng tôi còn thấy rất nhiều người
đến từ các tỉnh khác cũng về thăm sư phụ, họ cho hay cũng đã vài lần có dịp đến
đây nhưng không lần nào gặp được, may mắn lần này diện kiến.
Được
tận mắt chứng thầy, chúng tôi rất xúc động vì nhìn bên ngoài thầy trông già hơn
nhiều so với các băng đĩa thuyết pháp, có lẽ vì lúc này những nếp nhăn và dáng
đứng không còn khỏe nữa được rõ hơn.
Thầy
cho hay vừa đi thuyết pháp ở Hà nội về, và cũng quá vất vả khi phải xin được giấy
phép để thầy có thể thực hiện bài giảng tại đó. Nghe giọng nói trầm ấm của thầy,
cũng như những trải lòng về việc hoằng pháp như thế nào chúng tôi cảm giác
thương và quý thầy nhiều hơn.
Theo gợi ý, thầy cho
phép chúng tôi chụp một số tấm ảnh làm kỷ niệm.
Từ biệt thầy, chúng tôi
ra về trong niềm vui và cũng nhiều cảm xúc khó tả.
Cầu mong thầy khỏe mạnh
và nhiều thuận lợi trong quá trình hoằng pháp của thầy!
Thành kính!