Ngày nay khi xã hội đã có những tiến bộ vượt bậc về trình độ sản xuất thì từ đó đời sống của con người cũng phát triển lên, để làm được điều ấy lịch sử loài người đã phải đánh đổi cho rất nhiều, đã không ít lần “thử và sai” có khi trả giá cả sinh mệnh của mình. Khi trình độ loài người phát triển ở mưc độ nhất định, con người lại tiếp tục tìm tòi và cải thiện những phương thức sản xuất cũ, nhằm không ngừng đem đến những
tiến bộ mới, thành tựu mới cho chính mình và như thế con người lại phải tiếp tục lao động và sáng tạo. Nói lên điều ấy để thấy rằng, thế hệ của chúng ta ngày nay thừa hưởng những giá trị hết sức lớn lao mà thế hệ trước để lại, trong khi thừa hưởng những giá trị ấy đòi hỏi chúng ta không được quên trách nhiệm của mình đối với thế hệ sau, và đừng thờ ơ cho rằng sự phát triển cho thế hệ sau chỉ là công việc hay nhiệm vụ của một nhóm người nào đó trong xã hội đó có thể là những nhà khoa học, những nhà lãnh đạo chính quyền. Ở bất cứ vị trí nào trong công việc, chúng ta cũng đã góp một phần nào đó vào sự phát triển chung của nhân loại, tuy nhiên ta lại không nhận ra điều ấy, mà tự đặt mình ở vị trí người lao động làm công hưởng lương, đó là một cách nhìn không sai nhưng rất hạn chế, vì khi bạn cứ chăm chút, so đo tiền bạc bạn sẽ không bao giờ còn tâm trí để sáng tạo một thứ gì khác hơn, Bill Gates từng nói “Bạn hãy lao động đi, tiền ắt sẽ đến với bạn”.
Chính
vì thế, trong xã hội hiện đại với yêu cầu về tính chất, mức độ của
công việc cao hơn chúng ta cần phải phát triển không ngừng những trình
độ và kỹ năng nghề nghiệp, nếu không làm tốt điều ấy bạn sẽ bị quy
luật đào thải của cuộc sống và chúng ta gọi nó là “áp lực công việc”
Những
ý nghĩ mang tính miên man ở trên là muốn dẫn dắt bạn vào một chủ đề
không lạ, nhưng vẫn luôn cần thiết trong giai đoạn hiện nay:
Áp lực là gì?
Không
khó để nhận ra trang thái của áp lực, người ta thường cho đó là sự
căng thẳng, hồi hộp, lo lắng và biểu hiện cụ thể là ăn không ngon, ngủ
không được trước một vấn đề nào đó. Ví dụ như đứng trước một kỳ thanh
tra hoặc được cấp trên giao cho một nhiệm vụ khó khăn, quan trọng, hoặc
bạn bị kiểm điểm hoặc chỉ có khi là khiển trách nhẹ nhàng
Vì sao ta có áp lực
Thích
Ca Mâu Ni một giáo chủ của Phật giáo đã nói rằng “ Thật là sai lầm khi
cho rằng người khác làm mình đau khổ”. Như vậy đau khổ như câu nói này
hay áp lực mà chúng ta đang nói đến ở đây cũng có nhiều điểm tương
đồng, chúng ta thường cho rằng người khác mới chính là người đem lại
cho mình niềm vui hay nổi buồn, sự hạnh phúc hay thất vọng. Thực ra nếu
bạn suy nghĩ và thực tập một quan điểm nhìn nhận và thái độ sống tích
cực bạn sẽ thấy không ai cướp mất hạnh phúc của bạn và cũng không ai
ban tặng điều ấy ngoài bạn. Các cổ nhân xưa đã từng đúc kết bằng những
câu rất hay, ví dụ “ trong cái họa, có cái phước”, hay “biết tiết chế
sự ham muốn là hạnh phúc”. Nếu như một ngày nào đó bạn được cấp trên
đưa lên đảm nhận một vị trí cao hơn, tất nhiên bạn và gia đình sẽ vui,
nhưng đừng quên rằng đằng sau đó là những thử thách và khó khăn không
nhỏ, ngược lại nếu đang ở vị trí rất cao, bỗng nhiên bạn phải nhận một
công việc thấp hơn đều ấy cũng đừng nên quá thất vọng vì ở công việc ấy
bạn sẽ thấy an nhàn và đỡ trọng trách hơn, và khi công việc không quá
bận rộn bạn hãy tranh thủ làm một đề tài nghiên cứu nào đó, hoặc học
thêm một lớp ngoại ngữ . Ở đây “hãy cố gắng tìm thấy sự thuận lợi trong
khó khăn”.
Hạnh
phúc còn là sự bằng lòng với hiện tại. Sở dĩ người ta thường nói cuộc
đời là một bể khổ vì chính chúng ta gây cho mình đau khổ. Khổ vì ta làm
nhiều việc quá, khổ vì sự ganh đua với đồng nghiệp, khổ vì ai đó thiếu
sự công bằng…
Những
vấn đề trên ở đâu cũng có, môi trường làm việc nào cũng vậy điều quan
trong là ta nên có một thái độ nhìn nhận khách quan và tích cực thì ta
sẽ loại bỏ những rào cản trong suy nghĩ.
Ví
dụ bạn có quá nhiều công việc phải làm tại cơ quan, có công việc thuộc
chuyên ngành đào tạo có những công việc linh tinh không tên khác. Bạn
than thở sao có nhiều việc phải làm thế và ganh tị với cô bạn đồng
nghiệp sao khỏe quá. Thật ra bạn phải nghĩ thế này, vì bạn là người có
thể đảm nhận được nhiều việc nên cấp trên mới nhờ đến bạn, bạn không nên
thốt lên rằng đó không phải là công việc chính của bạn, vì bạn vào đây
chỉ làm công việc đúng chuyên ngành đào tạo thôi…nếu bạn suy nghĩ như
thế tất yếu bạn sẽ không mặn mà với những việc khác và dẫn đến thất
bại, bạn nên suy nghĩ thế này: mình đảm nhận nhiều việc để xem khả năng
của mình ở những lĩnh vực khác thế nào, biết đâu mình lại có thể phù
hợp? và ở nhiều công việc khác nhau, bạn sẽ có cái lợi là giao tiếp với
nhiều người hơn. Khi bạn đảm nhận nhiều việc bạn sẽ được người khác
ghi nhận, nếu làm tốt người khác sẽ ngợi khen bạn, nếu không tốt cũng
sẽ được người khác dễ dàng thông cảm.
Có cách nào để loại bỏ áp lực?
Theo
tính toán của các chuyên gia tâm lý, mỗi ngày có khoảng 5000-8000
luồng suy nghĩ khác nhau cho một người bình thường (các nhà nghiên
cứu khoa học thì ít hơn). Trong đó chúng ta dành khoảng 60-80% con số
trên cho những suy nghĩ không mục đích, có thể là sự ganh đua, nuối
tiếc quá khứ, ân hận vì một việc làm có lỗi, so đo, lo lắng một việc
nào đó…những loại suy nghĩ kiểu này người ta gọi là những suy nghĩ
không có khả năng cải thiện hoàn cảnh. Và đó là nguyên nhân vì sao một
người bình thường thường không làm việc hiệu quả. Một người biết quản
lý luồng suy nghĩ của mình là người biết nên nghĩ suy những gì, những
gì nên loại bỏ ngoài bộ não để dành năng lượng cho những sáng kiến khác
hoặc tiếp thu những kiến thức mới.
Nếu làm tốt điều này chúng ta sẽ dần dần loại bỏ những áp lực